Xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà (Lào Cai): Thoát nghèo nhờ trồng cây dược liệu

Những năm gần đây, nhiều loại cây dược liệu có giá trị kinh tế đã được đưa vào trồng theo hướng hàng hóa ở xã Lùng Phình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững.

Những năm gần đây, nhiều loại cây dược liệu có giá trị kinh tế đã được đưa vào trồng theo hướng hàng hóa ở xã Lùng Phình đã mở ra hướng phát triển kinh tế mới giúp nhiều hộ nông dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu bền vững.

Anh Ma Seo Vàng, hôn Pả Chư Tỷ 2, xã Lùng Phình, huyện Bắc Hà, Lào Cai thu hoạch vụ đương quy năm 2018

Năm 2012, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng xã Lùng Phình đã đưa vào trồng thử nghiệm mô hình 1 ha cây dược liệu Atiso ở trên địa bàn xã. Sau một năm, cây thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương nên sinh trưởng, phát triển tốt và được nhiều thương lái trong tỉnh cũng như các địa bàn lân cận đến thu mua.

Đến nay, toàn xã Lùng Phình đã có khoảng 8ha cây dược liệu gồm: Đương quy, Atiso và cát cánh. Là một trong những hộ tham gia trồng cây dược liệu, gia đình anh Ma Seo Vàng ở thôn Pả Chư Tỷ 2, xã Lùng Phình cho biết: Trồng cây dược liệu đã mang lại cho gia đình anh thu nhập từ 40 – 50 triệu/năm. Riêng trong năm 2018, gia đình anh trồng được 4000m2, hiện toàn bộ diện tích của gia đình đã được thu hoạch đem lại nguồn thu khoảng trên 40 triệu.

Chủ tịch UBND xã Ma Seo Diu cho biết: Việc đưa cây dược liệu vào trồng thay thế một số diện tích ngô, lúa kém hiệu quả đã đạt được nhiều kết quả tích cực đem lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Chỉ tính riêng trong năm 2018, xã Lùng Phình đã giảm được 50 hộ nghèo tương đương với 17,2%; đây được coi là năm xã có tỷ lệ giảm nghèo cao nhất từ trước đến nay.

Hiện nay, để có thể hướng tới sự phát triển bền vững của cây dược liệu; huyện Bắc Hà đã và đang chủ động triển khai nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp tham gia trồng, mở rộng diện tích cây dược liệu. Đặc biệt là đẩy mạnh thực hiện liên kết với các công ty thu mua để giải quyết ổn định đầu ra cho sản phẩm; hình thành vùng dược liệu tập trung gắn với phát triển du lịch, dịch vụ…

Bước đầu có thể thấy, việc chuyển đổi một số loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu tại huyện vùng cao Bắc Hà được đánh giá là khá phù hợp với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Bắc Hà cũng đã khai thác tốt lợi thế này để mở rộng diện tích, hướng tới vùng trọng điểm về cây dược liệu của tỉnh trong thời gian tới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *