Chọn mô hình trồng rau sạch thế nào cho phù hợp với nhà bạn

Có rất nhiều mô hình trồng rau sạch tại nhà, mô hình nào cũng có ưu điểm và nhược điểm của nó, bởi vậy, trước khi xem xét các mô hình 1 cách cụ thể, bạn phải xem xét các điều kiện của nhà mình như thế nào trước, dưới đây là 1 số điều kiện mà bạn cần gạch ra cụ thể

Ưu điểm của trồng rau sạch bằng tháp rau hữu cơ Eco

Giải pháp trồng rau sạch ở ban công chung cư bằng tháp rau hữu cơ Eco

Nguyên lý hoạt động của tháp rau hữu cơ Eco

1. Ánh sáng trực tiếp từ 4-6 tiếng / ngày: Đây là điều kiện tiên quyết để bạn có thể trồng rau được đối với tất cả các mô hình. Nếu nhà bạn có mái tôn che, bạn có thể thay mái tôn bằng tấm lợp nhựa trong suốt để trồng rau, chi phí cũng không đắt đỏ lắm. Nếu không thể cải tạo thì xin chia buồn với bạn, bạn phải từ bỏ sở thích trồng rau sạch, và nên trồng ít cây cảnh để đẹp nhà thôi.

2. Diện tích: Bạn có cả 1 sân thượng vài chục m2 hay chỉ có 1 ban công vài m2?

3. Nhà đẹp, mới hay nhà cũ: Với 1 ngôi nhà đẹp, mới sửa thì cách chọn thiết bị trồng phải lịch sự sang trọng, giúp nhà đẹp hơn. Còn nếu nhà bạn là nhà cũ và bạn cũng không có nhu cầu làm đẹp nhà thì sẽ khác.

4. Bạn đã có kinh nghiệm trồng hay chưa có kinh nghiệm gì? Đây là điều tối quan trọng cho việc trồng rau, nếu bạn không có kinh nghiệm về trồng rau thì bạn phải lựa chọn mô hình sao cho bạn cảm thấy dễ dàng nhất có thể.

5. Thời gian rảnh rỗi hay bận bịu: Nếu bạn có nhiều thời gian rảnh thì bạn có thể chọn bất cứ mô hình nào, nhưng nếu bạn bận bịu, ít thời gian chăm sóc thì bạn phải cân nhắc mô hình trồng rau hợp lý.

6. Chi phí đầu tư ban đầu: Khoảng chi phí đầu tư ban đầu cho 1 vườn rau của bạn là trên 5 triệu hay dưới 5 triệu? Phần đầu tư chi phí ban đầu này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chi phí sau này, nếu bạn chi phí ban đầu ít, thì chi phí sau này sẽ nhiều và ngược lại.

7. Chất lượng rau: Bạn rất coi trọng chất lượng rau giàu dinh dưỡng, ăn ngon ngọt hay chỉ cần quan tâm miễn rau an toàn là được?

Với các điều kiện từ 2 đến 7, chúng tôi sẽ liệt kê 1 số mô hình phổ biến cho bạn lựa chọn?

1. Mô hình trồng thùng xốp và chậu nhựa

Phải lưu ý bạn về thùng xốp sau 1 thời gian ngoài trời nắng sẽ bị chảy ra, gặp trời mưa hoặc bạn tưới nước, các chất độc ở thùng xốp sẽ hoai ra đất, rễ rau hút vào thì rau sẽ không còn là rau sạch nữa.

Đây là mô hình khá phổ biến, nếu trồng thùng xốp, bạn cần khoảng 20 kg đất / thùng. Ưu điểm của loại trồng này là chi phí ngay ban đầu rẻ, thùng xốp bạn có thể đi xin được, và bạn chỉ phải chi phí tiền đất là 60 nghìn đồng/ thùng. Đối với chậu nhựa, khi trồng bạn phải kê lên khỏi mặt sàn để tránh hơi nóng từ đáy sàn hấp lên đáy chậu gây chết rau, chi phí mua chậu nhựa rất đa dạng, rơi vào từ 40 – 75 nghìn / chậu. Nếu bạn làm khung sắt để đặt chậu lên thì chi phí thời điểm hiện tại khoảng 200 nghìn / chậu.

Một gia đình 4 người để đủ rau ăn, bạn cần khoảng 50-60 chậu nhựa Chi phí khung giàn + chậu + đất cho 1 khu vườn rơi vào khoảng 10 – 12 triệu đồng.

Khi trồng bằng thùng xốp hay chậu nhựa, bạn cần thay đất định kỳ 2 tháng / lần, hoặc phải ủ phân hữu cơ để trộn với đất, vì sau 1 vụ rau, đất sẽ bị bạc màu.

Lưu ý quan trọng: Trời nắng mùa hè, bạn phải tưới rất đẫm nước buổi sáng, sau đó che đậy kỹ càng cho các chậu rau, vì lượng đất mỏng trong chậu (Khoảng 10 – 12cm) sẽ làm đất bị nóng lên, hủy hoại các mao mạch của rễ cây, khiến cây chất hoặc không lớn được.

2. Mô hình vườn treo tường

Các túi treo, chai lọ đựng đất, bạn cần phải mất công thi công, lưu ý các nước tưới rau sẽ làm ẩm tường khiến tường nhanh mục. Mô hình này cho diện tích trồng lớn hơn, nhưng lại mất nhiều công chăm sóc do lượng đất ít, bạn phải tưới phân liên tục cây mới phát triển được. Đầu tư bằng chai lọ tự làm lấy thì bạn hầu như chỉ mất chi phí đất, còn mua túi treo tường thì khoảng 130-150 nghìn / m2 và độ bền tầm 1-2 năm.

Lưu ý: Sau mỗi vụ bạn phải thay đất hoặc bê xuống trộn đất mới. Nếu bạn là người rảnh rỗi và yêu trồng trọt thì không có vấn đề gì.

3. Mô hình trồng rau sạch bằng phương pháp thủy canh

Đây là mô hình trồng rau không cần dùng đất, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm hiểu biết từng loại rau cần những nồng độ dinh dưỡng nào phù hợp để pha, nếu bạn pha quá nồng độ sẽ làm cho rau tồn dư dưỡng chất, không tốt cho sức khỏe con người.

Đây là mô hình thường thiết kế tự động với hệ thống máy bơm và bể chứa, triển khai được trên các diện tích hẹp, ban công. Cho năng suất rất cao, cây ít sâu bệnh.

Chi phí ban đầu khá đắt đỏ, chất lượng rau mới chỉ đạt chuẩn an toàn, rau ăn nhạt và dai.

4. Mô hình Aquaponics


4. Mô hình Aquaponics

Được nhiều người biết đến với tên gọi :”mô hình trồng rau nuôi cá tại nhà“. Đây là mô hình canh tác không cần dùng đất, không mất nhiều công chăm sóc nhưng có năng suất cao. Rau củ quả được đánh giá là tươi và ngon hơn so với các phương pháp trồng rau không dùng đất khác.

Tuy nhiên, mô hình này chỉ hợp với những gia đình có diện tích rộng, vì bể cá cần rất lớn để nuôi cá (Bể 1 m3 là quá nhỏ, nuôi cá hay chết, và khi bơm nước lên rau thì không đủ phân cá nên rau cũng chết theo).

5. Mô hình trồng rau bằng tháp hữu cơ

Đây là mô hình trồng rau sạch tận dụng rác thải hữu cơ trong sinh hoạt hàng ngày như vỏ chuối, vỏ hạt đậu phộng, lá rau, bã chè, bã cà phê … bỏ vào lõi vi sinh giữa tháp để ủ, rác hoai mục là thức ăn cho trùn quế, trùn quế sẽ di chuyển khắp tháp đào xới cho đất tơi xốp và thải ra phân để tăng độ dinh dưỡng cho đất. Ưu điểm của mô hình tháp rau hữu cơ là Không cần thay đất, tiết kiệm diện tích, gọn nhẹ, chăm sóc dễ dàng và tính thẩm mỹ cao. Đồng thời, chất lượng rau được trồng từ tháp hữu cơ rất cao, rau thơm, ngọt.

Mô hình tháp rau hữu cơ Eco công nghệ Mỹ

Mô hình tháp rau hữu cơ phù hợp với các gia đình có diện tích nhỏ hẹp nhưng vẫn muốn tận dụng các khoảng không gian ban công để trồng rau sạch. Với hệ thống tháp thủ công, việc trồng trên ban công là khó khả thi do không có hệ thống xoay 360 độ để cây hứng ánh sáng đầy đủ. Một ưu điểm nữa của tháp hữu cơ là hệ thống này có thể áp dụng công nghệ tưới tự động rất tiện lợi, bạn không phải động tay động chân gì vào mà vẫn thoải mái có rau sạch ăn hàng ngày.

Tháp rau hữu cơ chế bằng thùng phuy

Nếu nhà bạn có diện tích không đủ rộng, công việc bận bịu và ít thời gian chăm sóc, muốn chất lượng rau hảo hạng thì sử dụng mô hình này. Chi phí đầu tư ban đầu không đắt, do không phải thay đất, bón phân nên chi phí vận hành sau này cũng hết sức tiết kiệm. Càng trồng bạn sẽ càng cảm thấy lợi ích kinh tế lớn.

Nguồn: http://thaprausach.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *